Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Brazil điều tra chống bán phá giá ống thép hàn của Việt Nam

Sản phẩm bị điều tra có mã HS 7306.40.00 và 7306.90.20 do nguyên đơn là 2 doanh nghiệp: Công ty Marcegaglia do Brasil Ltda và Công ty Aperam Inox Tubos Brasil Ltda.

Được biết, biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 18,0%, Thái Lan là 19,1% và Malaysia là 26,4%. Giai đoạn điều tra (POI) phá giá từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016. Thiệt hại từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2016.

Brazil điều tra chống bán phá giá ống thép hàn của Việt Nam
Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 18,0%

Cơ quan điều tra Brazil cho hay, các bên liên quan có thời hạn 20 ngày để đăng ký tham gia vụ việc (dự kiến 15/5/2017). Thời hạn để trả lời Bản câu hỏi là 30 ngày kể từ ngày nhận và có thể xin gia hạn tối đa thêm 30 ngày.

Tất cả các bên liên quan có 70 ngày để nêu ý kiến về việc sử dụng nước thay thế tính giá trị thông thường (dự kiến 3/7/2017). Nếu các bên có Đại diện tư vấn pháp lý thì đại diện này có 91 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra (dự kiến 24/7/2017).

Việc Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá một lần nữa cho thấy hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước của các quốc gia nhập khẩu ngày càng tăng.

Ngành thép phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu. Hiện, ngành thép bị áp thuế chống bán phá giá từ nhiều quốc gia như Canada, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Từ năm 2007 đến nay, đã có khoảng 30 vụ kiện đối với thép Việt Nam xuất khẩu. Trong đó, có 4 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ, 4 vụ kiện chống trợ cấp và 18 vụ kiện chống bán phá giá từ rất nhiều nước như: Canada, Hoa Kỳ, EU, Úc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Thổ Nhĩ  Kỳ, Ấn Độ.

Điều này đã dẫn đến việc xuất khẩu thép sang một số nước trong 5 tháng đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015 (về lượng: Thái Lan giảm 29,3%, Malaysia giảm 30,2%, Campuchia giảm 12,3%,...).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét