This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thị trường xi măng xanh đang phát triển mạnh trên toàn thế giới

Thị trường xi măng xanh đang phát triển mạnh trên toàn thế giới Thị trường xi măng xanh đang phát triển trên toàn thế giới

Theo số liệu hãng nghiên cứu thị trường Transparency Market Research vừa công bố trong báo cáo mới đây, giữa giai đoạn 2016-2024, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép của thị trường xi măng xanh là 11,3%.

Châu u đang chiếm thị phần đáng kể trên thị trường xi măng xanh. Dự kiến, đây vẫn sẽ là khu vực có nhu cầu cao về vật liệu xây dựng bền vững trên thế giới. Trong khi đó, sự gia tăng dân số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng xanh cùng các vật liệu xây dựng khác.

Vài năm tới, Trung Đông và châu Phi sẽ trở thành thị trường “màu mỡ” cho xi măng xanh do sự gia tăng trong hoạt động xây dựng và nhu cầu với các sản phẩm bền vững.

Xi măng xanh giúp làm giảm lượng khí thải carbon trong hoạt động xây dựng bằng cách thay thế các chất thải công nghiệp trong sản xuất xi măng như xỉ từ quá trình sản xuất sắt thép và xi măng truyền thống, tro bay từ các nhà máy nhiệt điện đốt than.

Hà Nội: Thị trường vật liệu xây dựng vẫn nghỉ Tết

Hà Nội: Thị trường vật liệu xây dựng vẫn nghỉ Tết Thị trường VLXD Hà Nội vẫn nghỉ Tết

Hai năm qua, triển vọng ngành VLXD nói chung và gạch ốp lát nói riêng khá thuận lợi do sự phát triển của thị trường BĐS. Xu thế sử dụng gạch Granite chất lượng cao thay thế cho gạch Ceramic ngày càng rõ ràng và trở thành phân khúc đầy tiềm năng.

Sản xuất gạch ốp lát tại Việt Nam là một trong số ít ngành công nghiệp vươn lên tầm cỡ khu vực và thế giới. Tổng công suất hiện đứng đầu Đông Nam Á và thứ 6 thế giới, đạt 500 triệu m2/năm. Riêng gạch Granite có công suất còn khiêm tốn, đạt trên 60 triệu m2/năm.

Bộ Xây dựng dự báo, năm 2020, nhu cầu gạch Granite đạt khoảng 140 triệu m2/năm (xuất khẩu 42 triệu m2). Năng lực sản xuất gạch Granite nội địa của Việt Nam vào khoảng 60 triệu m2/năm. Với công suất hiện tại, để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ, công suất sản xuất của Việt Nam cần tăng trung bình trên 20%.

Mặc dù vậy, những tháng đầu năm, thị trường VLXD Hà Nội vẫn đang trong tình trạng nghỉ Tết. Các cửa hàng buôn bán VLXD trên tuyến đường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội vẫn vắng vẻ. Bà Thu, chủ cửa hàng VLXD Quang Thu, chuyên bán gạch Coto Hạ Long, gốm đá các loại và sân vườn, tiểu cảnh ở 34 Cát Linh ngán ngẩm: “Hiện nay vẫn chưa có ai mua cả, khách thì vẫn có, những người hỏi nhưng xong rồi đi”.

Tương tự, ông Hùng, phụ trách showroom của Tập đoàn Cieza Kết Hiền ở 22 và 36 Cát Linh cho biết: “Hàng chúng tôi đa dạng, gồm hàng nội địa và hàng nhập ở Trung Quốc, Tây Ban Nha, Thái Lan… nhiều mẫu mã đẹp, đủ các loại, nhưng dịp đầu năm này ế hàng lắm”.

Ông Hùng cho biết thêm, nếu làm nhà bình thường xây thô xong thì khoảng tháng 6 - 8 mới hoàn thiện và lát sàn, tường. Khi đó tiêu thụ mới khá hơn. Vì thị trường VLXD ăn theo ngành xây dựng, BĐS nên chí ít cũng phải hết tháng 3. Còn hiện tại, tiêu thụ rất kém.

Giám đốc kinh doanh Tổng đại lý VLXD Phúc Lợi (27 Cát Linh), bà Hoàng Thu Thủy cũng chia sẻ: “Đã bán được gì đâu anh, dịp này vắng khách lắm, chắc phải hết tháng 2, 3 này”.

Trưởng phòng Vật tư Công ty TNHH Oskar - Thung lũng beer (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội), ông Lê Khắc Hoa cho biết, Công ty chủ yếu xây dựng nhà ở, hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán bar, phòng karaoke. Doanh nghiệp cũng tìm mua các loại gạch lát nền, ốp tường tại nhiều cửa hàng ở Cát Linh, Hà Đông…

Ông Hoa nhận định: “Với kinh nghiệm của tôi, đầu năm có vẻ hơi vắng, nhưng năm nay khả năng thị trường VLXD sẽ sôi động hơn những năm trước”.

Thép Trung Quốc nhật khẩu vào Việt Nam tăng mạnh

Giá thép Trung Quốc nhật khẩu vào Việt Nam tăng mạnh Mặc dù lượng nhập sắt thép giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá sắt thép nhập khẩu đã và đang có xu hướng tăng khá mạnh. Ảnh minh họa

Chỉ tính riêng trong tháng 3/2017, nước ta đã nhập khẩu 1,472 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương trị giá nhập khẩu 873,42 triệu USD; giảm 2,8% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng 2/2017.

Mặc dù lượng nhập sắt thép giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá sắt thép nhập khẩu đã và đang có xu hướng tăng khá mạnh. Tháng 3/2016, cả nước nhập khẩu 1,9 triệu tấn sắt thép, tổng giá trị chỉ đạt 696 triệu USD (đơn giá bình quân 366 USD/tấn). Nhưng trong tháng 3/2017, cả nước chỉ nhập hơn 1,6 triệu, tổng giá trị đạt 900 triệu USD, (đơn giá 562,5 USD/tấn). Được biết, giá sắt thép tăng gần 200 USD/mỗi tấn.

Hiện nay, 3/4 lượng sắt thép nhập khẩu của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Cụ thể, sắt thép các loại được nhập khẩu từ Trung Quốc trong quý I/2017 đạt mức 2,192 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 52,3% về tổng lượng và 49,9% về tổng trị giá nhập khẩu sắt thép trong quý. Các thị trường nhập khẩu sắt thép khác của Việt Nam là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga và một số nước ASEAN như: Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Với lượng lớn sắt thép giá rẻ của Trung Quốc nhập vào Việt Nam đã khiến ngành sản xuất thép trong nước điêu đứng. Từ giữa tháng 4/2017, thép mạ nhập từ Trung Quốc sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp nhất là 3,17% và cao nhất 38,34% khi vào Việt Nam. Còn chủng loại nhập từ Hàn Quốc bị áp thuế từ 7,02 - 19%. Loại thuế này sẽ được áp dụng kéo dài trong vòng 5 năm tới, mới được xem xét bãi bỏ.

Tổng công ty thép Việt Nam báo lãi gần 2.000 tỉ đồng

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017, Vnsteel cho biết, trong năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị này đạt mức tăng trưởng đáng kể.

Cụ thể, Vnsteel đã sản xuất được 2.054.000 tấn phôi thép, bằng 100% kế hoạch và tăng 24% so với cùng kỳ; tiêu thụ ước đạt 681.200 tấn bằng 114% kế hoạch và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Về thép xây dựng, sản xuất ước tính đạt 3.046.300 tấn, bằng 105% kế hoạch và tăng trưởng khoảng 9% so với cùng kỳ; tiêu thụ ước đạt 3.028.500 tấn, bằng 104% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ và chiếm trên 39% tổng thị phần thép xây dựng của cả nước.

Về thép cán nguội, trong năm qua, sản lượng tiêu thụ ước đạt 490.000 tấn, bằng 148% kế hoạch và tăng 65% so với cùng kỳ năm 2015. Sản xuất kinh doanh thép sau cán: Lượng tiêu thụ tôn mạ ước đạt 278.000 tấn, bằng 105% kế hoạch và tăng trưởng 40% so với cùng kỳ. Còn lượng ống thép  tiêu thụ ước đạt 40.500 tấn, bằng 90% kế hoạch.

Về các lĩnh vực phụ trợ như gia công thép, gang đúc, vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng,... Vnsteel cũng cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra và có tăng trưởng so với cùng kỳ. Ngoại trừ một số đơn vị như: Tân Thành Mỹ, VNS - Daewoo, Dolomit VN... chưa hoàn thành kế hoạch và đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng công ty thép Việt Nam báo lãi gần 2.000 tỉ đồng Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm qua, Tổng công ty thép Việt Nam Vnsteel vấn báo lãi gần 2000 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Vnsteel cho biết, trong năm 2016, Tổng công ty đạt được doanh thu là 60.386 tỉ đồng, trong đó: 1.315 tỉ đồng của công ty mẹ; 22.504 tỉ đồng của khối công ty con; và 36.567 tỉ đồng của khối công ty liên kết.

Lợi nhuận trước thuế của Vnstell đạt mức 1.822,5 tỉ đồng, trong đó, Công ty mẹ đạt 170 tỉ đồng; Khối công ty con đạt 697,3 tỉ đồng còn Khối công ty liên kết đạt 955,2 tỉ đồng

Cũng trong năm 2016, tại công ty mẹ và đơn vị trực thuộc, tổng số lao động bình quân là 178 người với thu nhập bình quân đạt 14.601.000 đồng/người/tháng, tăng khoảng 9,33% so với năm 2015.

Trong báo cáo tổng kết, Vnsteel cũng đặt chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong năm 2017 như sau: sản xuất được 2.396.000 tấn phôi thép, tăng trưởng 17%, tiêu thụ là 697.500 tấn, tăng trưởng dự kiến là 11%; Thép xây dựng sản xuất ở mức 3.157.000 tấn, tăng trưởng dự kiến 4%, tiêu thụ 3.147.000 tấn. Thép dẹt sản xuất và tiêu thụ đạt 442.000 tấn; Sản phẩm thép sau cán tiêu thụ đạt 314.000 tấn.

Vnsteel cũng đề xuất Chính phủ có những chích sách, giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan các mặt hàng mà ngành thép trong nước đã tự sản xuất được; Ngăn chặn sự nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ Trung Quốc, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất thép của Việt Nam.

Ngoài ra, Vnstell cũng bày tỏ nguyện vọng mong Chính phủ thực hiện các biện pháp phù hợp để tăng tổng cầu và hỗ trợ phát triển thị trường. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, tập trung vào các công trình quan trọng, cấp bách; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng; kích cầu thị trường bất động sản.

Ngoài ra, Tổng công ty còn đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sớm xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan để đơn vị hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa công ty mẹ. Bên cạnh đó Vnstell mong muốn được Chính phủ và các Bộ ngành liên quan tạo điều kiện giúp đỡ để Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty Gang thép Thái Nguyên sớm được triển khai, khởi động trở lại.

Đồng thời, Vnstell cũng mong muốn Chính phủ và các Bộ ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thực hiện việc thoái vốn tại các đơn vị theo đúng lộ trình và kế hoạch.

Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới

Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất thế giới
Mỹ sẽ là điểm sáng về nhu cầu xi măng trên thế giới

Trong năm 2016, đầu tư xây dựng tại Mỹ tăng 2,7%, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong các lĩnh vực xây dựng thương mại và dân cư.

Công ty HeidelbergCement của Đức công bố mức tăng doanh thu 4% trên thị trường Bắc Mỹ trong năm 2016 với 15,93 triệu tấn xi măng xuất khẩu tới thị trường này. Trong khi đó, Argos - Công ty của Colombia tăng 18,5% doanh thu ở Mỹ trong năm qua. Nhu cầu từ Mỹ đã đóng góp 50% doanh thu của Argos. Juan Esteban Calle, CEO của Argos cho hay, Argos hài lòng với kết quả của việc phân chia thị trường ở Mỹ - nền kinh tế lớn nhất và thị trường đòi hỏi khắt khe nhất.

HeidelbergCement báo cáo doanh thu từ Mỹ là 4,24 tỷ USD, tăng 2% so với năm trước. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 21% ở mức 690 triệu USD khi chi phí năng lượng giảm và mức giá trung bình của sản phẩm tăng.

Tuy ghi nhận doanh thu bán xi măng giảm 1,7%, nhưng Công ty Buzzi Unicem (Italy) vẫn báo cáo sự gia tăng doanh thu bán hàng thuần từ chi nhánh tại Mỹ. Được biết, doanh số bán hàng tăng 0,8% ở mức 1,12 tỷ Euro.

Bên cạnh các công ty đa quốc gia, các nhà sản xuất xi măng có trụ sở tại Mỹ cũng đã có những báo cáo kinh doanh tích cực, tăng 37% doanh thu bán hàng.

Theo dự báo, triển vọng trong năm 2017 rất tích cực do kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi dẫn đến nhu cầu tăng trưởng hơn nữa cho thị trường vật liệu xây dựng.

Xuất khẩu xi măng và clinker tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu xi măng và clinker tăng cả về lượng và trị giá Xuất khẩu xi măng và clinker tăng nhẹ trong quý I/2017

Theo Tổng cục Hải quan, so với tháng 1/2017, xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng 2 đã tăng 27,3% về lượng và 21,5% về trị giá. Cụ thể: trong tháng 2, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 1,67 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá thu về đạt hơn 58,22 triệu USD.

Riêng trong tháng 3/2017, xuất khẩu xi măng và clinker đã tăng cả về lượng và trị giá so với tháng 2/2017, với mức tăng tương ứng 7,8% và 7,6%. Việt Nam đã xuất khẩu được 1,80 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá thu về đạt 62,67 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu xi măng chính của Việt Nam vẫn là Bangladesh, chiếm 44,83% về lượng và 37,66% tổng trị giá xuất khẩu xi măng trong quý I/2017. Các thị trường xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam là: Đài Loan; Mozambique; Philippines; Peru; Srilanca; Lào; Australia; Malaysia.

Nghiên cứu sản xuất bê tông cứng và bền vững hơn

Nghiên cứu sản xuất bê tông cứng và bền vững hơn  Bằng cách phân tích cấu trúc của tobermorite, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tạo ra cấu trúc xi măng bền vững hơn, khó bị biến dạng hay nứt vỡ

Tobermorite là silicat canxi hydrat hóa, silicat là vật liệu được chiết suất chủ yếu từ thủy tinh. Tobermorite là một yếu tố quan trọng trong xi măng Romans. Đây là loại xi măng sử dụng để xây dựng các bức tường thời cổ đại. Nó có cấu trúc như những chồng giấy xếp từ các mảnh nhỏ. Những lỗ hổng giữa các mảnh giúp giải phóng áp lực bằng cách cho phép các lớp trượt qua nhau. Hay nói cách khác, các lớp có thể xê dịch một chút trước khi được cố định tại các vị trí.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng mô hình hoạt động của tobermorite trên máy tính với biến vị được đặt vuông góc hoặc song song với các lớp trong vật liệu. Họ nhận thấy, tobermorite khiếm khuyết dễ bị biến dạng bởi các phân tử nước kẹt giữa các lớp giúp chúng trượt qua nhau.

Các tính chất của tobermorite là chìa khóa để sản xuất vật liệu bê tông cứng và bền hơn. Các nhà nghiên cứu mong đợi công nghệ này sẽ được ứng dụng nhiều hơn.

Người dùng lạc vào “mê hồn trận” trên thị trường vật liệu xây dựng

Người dùng lạc vào “mê hồn trận” trên thị trường vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng kém chất lượng không chỉ khiến công trình nhanh xuống cấp mà còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng

Người tiêu dùng bị “móc túi” vì hàng kém chất lượng

Thị trường VLXD đang xuất hiện ngày càng nhiều những mặt hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Giá các mặt hàng này rẻ hơn nhiều các mặt hàng chính hãng và có mẫu mã, màu sắc đa dạng, bắt mắt, khó phân biệt.

Anh Hoàng Nam (quận Thủ Đức, Tp.HCM) cho biết, năm ngoái, gia đình anh có sửa nhà và khi mua các thiết bị trong nhà vệ sinh, anh đã chọn mua một số sản phẩm có giá cả hợp lý mà có in thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, các thiết bị này đã nhanh chóng hỏng hóc, hoen gỉ, không sáng bóng như trước dù mới sử dụng được khoảng hơn 1 năm. Anh Nam bức xúc: “Bây giờ gia đình tôi đang không biết phải làm sao. Bỏ thì thương, vương thì tội”.

Đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị vệ sinh cho biết, sức khỏe người dùng cũng có thể bị nguy hại không nhỏ khi sử dụng một chiếc vòi nước giả. Do lượng kim loại nặng trong nguyên liệu làm sản phẩm này vượt mức tiêu chuẩn an toàn cho phép. Lượng kim loại này có thể ngấm vào nước và gây hại cho người sử dụng.

Gạch, sắt, thép, xi măng... cũng đang được làm giả tràn lan trên thị trường. Đây là những mặt hàng phức tạp và đáng lo ngại nhất trong ngành xây dựng. Thị trường hiện nay có hàng chục loại thép xây dựng khác nhau. Có sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, nhưng cũng có nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân, mà người tiêu dùng gọi là thép tổ hợp.

Tiêu chuẩn VN 6285:1997 quy định, loại thép xây dựng có  đường kính 16mm phải có trọng lượng 1,58 kg/m, loại có đường kính 10mm trọng lượng phải đạt 0,617 kg/m, còn đối với loại trọng lượng 2,47 kg/m thì đường kính phải đủ 20mm… Nhưng thực tế, thép tổ hợp không bao giờ đạt tiêu chuẩn này.

Che mắt người tiêu dùng, nhà sản xuất đã làm giảm kích thước đường kính bằng cách cho ra khuôn dạng cây thép hình ô van, khi đó, chiều rộng khi đo thì đủ, nhưng bề hông lại thiếu. Một chiêu trò khác là làm cao gân thép, khi đo đường kính tính luôn gân thì đủ kích thước, nhưng trọng lượng lại thiếu.

Tương tự, hiện nay, cũng có nhiều công ty sản xuất tôn lợp nhà. Một số nhà sản xuất do chạy theo lợi nhuận đã bỏ nhiều công đoạn trong khi sản xuất, nhằm hạ giá thành đến mức thấp nhất. Tôn mạ kẽm kém chất lượng thường không có lớp cromic chống ô-xy hóa bề mặt. Không có lớp trên, sau thời gian ngắn sử dụng, tôn sẽ dễ xuống màu sạm đen, rỉ sét. Với tôn màu, loại kém chất lượng cũng không có lớp sơn lót. Nếu không có lớp sơn lót này, khi gia công sẽ dễ bị bong tróc lớp sơn bên ngoài.

Được biết, quy định đối với tôn mạ kẽm loại có độ dày 0,40 x 1,2m thì có trọng lượng 3,637 kg/m, loại dày 0,33 khổ 1,2m thì có trọng lượng 3,071 kg/m. Với tôn màu loại 0,40 x 1,2 trọng lượng đạt được là 3,637 kg/m, loại 0,30 x 1,2 có trọng lượng 2,646 kg/m…

Chia sẻ với Đầu tư BĐS, gia đình chị Hồng, đang sửa lại mái nhà tại quận Gò Vấp, Tp.HCM cho biết, năm trước, chị đã ra tận cửa hàng để mua tôn về lợp khi sửa lại mái nhà. Tuy nhiên, tôn không đủ độ dày của thép nền, độ dày của lớp mạ cũng không đảm bảo, nên mới sử dụng được 1 năm đã bị phai màu, gỉ sét, gây thấm dột khi trời mưa, nên nay chị phải sửa lại.

Trong tình trạng tương tự, gạch ống đúng tiêu chuẩn chỉ có 2 kích thước là 190 x 90 x 90mm và 180 x 80 x 80mm. Tuy nhiên trên thị trường,có loại chỉ khoảng 170 x 70 x 70mm, thậm chí còn thấp hơn. Do người tiêu dùng chủ quan nên các doanh nghiệp đã giảm kích thước sản phẩm xuống để bán với giá rẻ hơn, dễ tiêu thụ hơn.

Biết nhưng chưa kiểm tra được

Theo kiến trúc sư Đinh Văn Quyền (Công ty Xây dựng Thiết Thạch), một công trình đạt chuẩn chất lượng cần đáp ứng nhiều yếu tố như vẻ đẹp khi thiết kế, khả năng chịu lực của công trình, tức là chất lượng của VLXD. Chẳng hạn, gạch phải đạt độ hút nước, độ bền nén, xi măng phải đúng mác, cát phải đúng kích cỡ và sạch. Do vậy, VLXD kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công trình, nhất là với nhà cao tầng.Những công trình sử dụng phải VLXD kém chất lượng có thể xuất hiện tình trạng tường bị nứt, bong tróc, cột trụ nghiêng, nền móng lún… thậm chí còn bị sập nhà.

Trao đổi về việc quản lý VLXD giả, nhái, hàng kém chất lượng, Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng hàng hóa và Đo lường (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Tp.HCM), bà Huỳnh Thị Lê cho biết: “VLXD thiếu kích cỡ, kém chất lượng chúng tôi có biết, nhưng từ trước đến nay chưa kiểm tra được”.

Trong khi đó, Chi cục Quản lý thị trường Tp.HCM cho biết, rất khó kiểm tra do quản lý thị trường không am hiểu về quy cách VLXD. Chẳng hạn như tôn, sắt, thép nhìn cái nào cũng như nhau nên rất khó kiểm tra bằng mắt thường. Các ngành chuyên môn với trang thiết bị chuyên dụng mới có thể kiểm tra được. Hơn nữa, lực lượng quản lý thị trường có nhiệm vụ chính là kiểm tra hàng giả, sở hữu công nghiệp, giấy phép kinh doanh, hàng ngoại nhập lậu… Sắp tới, Chi cục sẽ nêu ý kiến với ngành để có phương hướng giải quyết.

Người tiêu dùng cần phải tự trang bị cho mình cách phân biệt hàng “dỏm” và hàng thật để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Thép chất lượng tốt thường có màu xanh của thép, bề mặt bóng, thân thép đồng đều. Thép chất lượng kém thường có ánh màu đỏ, bề mặt sần sùi, thân thép không đều, khả năng chịu lực kém, dễ gãy.

Gạch ống kém chất lượng thường nhẹ do độ dày thấp, độ xốp cao, màu gạch không đều, viên gạch bị méo mó, sần sùi, dễ vỡ…

Tôn mạ kẽm chất lượng kém, khi đưa ra ánh sáng thì không thấy có ánh vàng, bề mặt dễ bị ô-xy hóa làm tôn sạm đen do không có lớp cromic bảo vệ, sản phẩm không được đồng đều, hai mép thường có vết răng cưa.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, quản lý thị trường để kịp phát hiện, xử lý những đơn vị, cá nhân cố ý sản xuất, tiêu thụ VLXD và trang thiết bị nội thất kém chất lượng. Đồng thời cần quản lý chặt chẽ thị trường nhập khẩu, có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các chủ công trình cũng như người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm của những cơ sở sản xuất có uy tín, có bảo hành đầy đủ.

Việt Nam nhập khẩu hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu mỗi ngày

Việt Nam nhập khẩu hơn 11.000 tấn sắt thép phế liệu mỗi ngày Nhiều nhà máy thép trong nước sử dụng sắt thép phế liệu làm nguyên liệu đầu vào

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, hơn một triệu tấn sắt thép phế liệu đã được nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 45% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu khoảng 276 triệu USD. Như vậy trung bình mỗi ngày, Việt Nam nhập khẩu hơn 11.000 tấn thép phế liệu, với giá khoảng 6,2 triệu đồng/tấn.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật và Mỹ... là những thị trường chính cung cấp mặt hàng này.

Hiện, do chi phí rẻ hơn so với mua phôi để luyện thép nên vẫn có không ít nhà máy thép trong nước nhập khẩu sắt thép phế liệu làm nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, vì lý do môi trường nên mặt hàng này được kiểm soát chặt với nhiều quy định và thuộc danh mục hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu.

Liên quan đến việc bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu (gồm sắt thép phế liệu), Bộ Tài Nguyên & Môi trường quy định, các doanh nghiệp phải ký quỹ tới 20% giá trị lô hàng để nếu xảy ra tác động đến môi trường sẽ lấy kinh phí xử lý và ứng phó. Ngoài ra, để được nhập khẩu, các doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chí có kho bãi chuyên dụng, nhà xưởng, có mái che, xử lý thoát nước...

Sẽ tăng thuế suất nhập khẩu với các mặt hàng sắt thép vào Việt Nam

Sẽ tăng thuế suất nhập khẩu với các mặt hàng sắt thép vào Việt Nam Kim ngạch sắt thép nhập khẩu vào nước ta trong năm 2016 tăng 7,3%

Kim ngạch sắt thép nhập khẩu năm 2016 tăng do lượng nhập khẩu tăng và diễn biến giá sắt thép nhập khẩu chủ yếu theo chiều tăng. Lượng sắt thép nhập khẩu tăng làm tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm tăng 25,93% (tương ứng 1.939 triệu USD).

Trong năm 2016, chủ yếu Việt Nam nhập khẩu sắt thép từ các thị trường: Trung Quốc chiếm 55,1%, Nhật Bản chiếm 14,6%, Hàn Quốc chiếm 12,8% và Đài Loan chiếm 8,9%.

Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có thể đáp ứng một nửa nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, sắt thép trong nước vẫn liên tục phải chịu sự cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Điều này khiến các nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Để ngăn chặn khối lượng phôi thép, thép dài nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã liên tiếp ban hành các biện pháp tự vệ tạm thời nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước sự “xâm lấn” của các sản phẩm sắt thép nhập khẩu. Chẳng hạn như áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế tự vệ đưa ra với thép dài là 15,4% và đối với phôi thép là 23,3%.

Sau các biện pháp tạm thời, Bộ Công Thương đã ban hành biện pháp tự vệ chính thức đối với hai mặt hàng này. Theo đó, thuế suất với mặt hàng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam là 21,3% trong vòng 1 năm, từ ngày 22/3/2017 đến 21/3/2018. Vào các năm tiếp theo, thuế suất này sẽ lần lượt giảm về 19,3% và 17,3%. Và thuế suất sẽ về 0% từ 22/3/2020 trở đi.

Thủ tướng chưa có ý kiến chỉ đạo với dự án thép Cà Ná

Theo quy định hiện nay thì Bộ Công Thương giữ thẩm quyền đưa dự án vào quy hoạch khi cân đối cung cầu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết đối với những nhà đầu tư có dự án với quy mô vốn trên 5.000 tỉ đồng thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong cuộc họp ngày 8/3 vừa qua với Thủ tướng Chính phủ về dự án thép Cà Ná, ông Mai Tiến Dũng cũng cho biết Bộ Công thương chưa gửi báo cáo cụ thể về các nhà đầu tư sẽ đăng ký tham gia dự án, cũng như chưa mời nhà tư vấn nước ngoài đánh giá về dự thảo Quy hoạch ngành thép.

“Hiện Bộ Công thương mới gửi báo cáo tổng hợp của tỉnh và nhà đầu tư, chưa có báo cáo đánh giá quan điểm, kết quả, cũng như chưa có nhà đầu tư cụ thể nào muốn tham gia dự án. Mới nghe báo cáo chung như vậy, chưa đủ căn cứ để cho ý kiến là nên hay không nên, vì vậy Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục làm thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng và công khai về dự án này”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Thủ tướng chưa có ý kiến chỉ đạo với dự án thép Cà Ná Đoạn quốc lộ uốn hình chữ S qua Cà Ná - nơi dự kiến quy hoạch dự án thép Cà Ná. Ảnh tư liệu. Nguồn: Tuổi trẻ

Cũng theo người phát ngôn Chính phủ, quan điểm của Thủ tướng khi đưa ra kết luận đối với dự án thép Cà Ná là phải có căn cứ trên cơ sở các báo cáo đánh giá được làm chặt chẽ, thận trọng. Khẳng định yêu cầu phát triển của địa phương và của ngành là đúng đắn, tuy nhiên với mục tiêu là phát triển bền vững, hiệu quả, không được để xảy ra những hệ lụy không lường trước được và phải hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang yêu cầu các bộ ngành liên quan, phối hợp với chính quyền tỉnh Ninh Thuận, xác định đầy đủ các yếu tố. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương gửi báo cáo đánh giá kỹ về quy hoạch, tính khả thi, hiệu quả của dự án thép cà Ná; yêu cầu Bộ Khoa học công nghệ báo cáo về vấn đề công nghệ vận hành của dự án còn Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi các đánh giá về tác động môi trường…

Người phát ngôn Chính phủ cũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề mà Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương liên quan phải làm rõ, như: các yếu tố cơ cấu sản phẩm có phù hợp với cung cầu thị trường hay không? Sản phẩm đưa ra thị trường có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc hay không? Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào ở đâu?

Ngoài ra còn có các yếu tố rất quan trọng khác như nguồn vốn đầu tư, công nghệ, xử lý vấn đề chất thải, khí, nước, môi trường…

Trước đó, vào ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký phê duyệt nhiệm vụ và đề cương đánh giá Dự thảo Quy hoạch Hệ thống Sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, căn cứ trên kiến nghị của Vụ Công Nghiệp nặng.

Trong dự thảo quy hoạch ngành thép Bộ Công Thương đã đưa dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) vào quy hoạch. Theo đó, Bộ này khẳng định để đảm bảo tính minh bạch, khách quan đối với dự thảo Quy hoạch thép, Bộ đã mời tư vấn để thẩm định, đánh giá quy hoạch thép.

Được biết, hiện đã có hai đơn vị tư vấn nước ngoài bày tỏ sự quan tâm đến việc quy hoạch ngành thép của Việt Nam. Cụ thể, đó là hai nhà thầu tư vấn Dloite (Nhật Bản) và Roland Berger (Đức)…

Tăng cường sản xuất, sử dụng gạch không nung

Tăng cường sản xuất, sử dụng gạch không nung Công nghệ sản xuất gạch không nung được đẩy mạnh

Trong năm 2016, Dự án đã hoàn thành bản dự thảo sửa đổi Nghị định 124/NĐ-CP và đã được Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 về quản lý VLXD. Các dự thảo khung chính sách khuyên khích đầu tư, chuyển giao công nghệ và khuyến khích sử dụng GKN và hạn chế sử dụng gạch đất nung đã được các chuyên gia thảo luận và góp ý lần thứ nhất.

Dự án đồng thời thực hiện thành công 3 dự án trình diễn tại Thái Nguyên, Đà Nẵng và Hải Phòng; Hỗ trợ nhà đầu tư GKN tiếp cận được vốn vay từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Hỗ trợ 1 dự án nhân rộng và đang thực hiện tiếp 2 dự án nhân rộng khác. Bên cạnh đó, việc đề xuất khung các nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn GKN đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về sản phẩm GKN và bộ quy chuẩn về thiết kế thi công, nghiệm thu các công trình xây dựng sử dụng GKN...

Dự án cũng hỗ trợ 4 tỉnh xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện lộ trình xóa bỏ các lò gạch thủ công, lò hoffman và lò liên tục kiểu đứng góp phần quan trọng vào việc thực hiện theo Quyết định 567 và Quyết định 1469 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xóa bỏ các loại lò đất nung và kế hoạch phát triển vật liệu không nung trong tương lai.

Trong năm 2017, Ban Quản lý dự án sẽ hỗ trợ 6 địa phương ban hành kế hoạch phát triển GKN, tăng cường sử dụng GKN và hạn chế sử dụng gạch đát sét nung, xóa bỏ lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, dự án có sự đánh giá công nghệ chế tạo thiết bị GKN trong nước và chính sách hiện hành; đề xuất bổ sung các tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy công nghiệp chế biến thiết bị sản xuất GKN trong nước.

Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&MT chủ trì tổ chức thực hiện theo Quyết định số 1686/QĐ-TTg. Bộ Xây dựng là cơ quan đồng thực hiện.

Tháng 1/2017: Giá thép xây dựng cơ bản ổn định

Tháng 1/2017: Giá thép xây dựng cơ bản ổn định Dự báo trong tháng 1/2017, giá bán thép tương đối ổn định

Tổng Công ty thép Việt Nam cho biết, tháng 12/2016, giá thép xây dựng trong nước tăng theo thị trường thế giới. So với cuối tháng 11/2016, giá bán thép đầu nguồn hiện nay tại một số nhà máy đã tăng khoảng 600-1.000 đồng/kg tùy từng chủng loại. Giá bán tại các nhà máy khoảng 9.600-11.200 đồng/kg với thép cuộn và khoảng 9.950-11.600 đồng/kg đối với thép cây. Mức giá này chưa bao gồm chiết khấu và thuế giá trị gia tăng.

Giá bán thép tại nhà máy tăng nên giá bán lẻ trên thị trường cũng tăng khoảng 600-1.000 đồng/kg so với cuối tháng 11/2016. Cụ thể, giá bán lẻ trên thị trường tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung ở mức 11.600-14.900 đồng/kg; tại các tỉnh miền Nam ở mức 11.700-15.000 đồng/kg.

Giá bán thép tại các nhà máy trong năm 2016 tăng, giảm theo diễn biến giá nguyên liệu thép trên thế giới và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

Cụ thể, giá thép xây dựng về cơ bản ổn định trong 2 tháng đầu năm 2016. Sang tháng 3/2016, việc giá một số nguyên liệu thép trên thị trường thép thế giới có biến động tăng cùng với việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức áp thuế 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài, nên các nhà máy sản xuất kinh doanh thép trong nước điều chỉnh tăng giá thép khoảng 500-1.000 đồng/kg tùy từng loại. Sang nửa đầu tháng 4/2016, giá thép được các nhà máy điều chỉnh giảm 100-200 đồng/kg.

Cuối tháng 4/2016, giá thép liên tục tăng 400-500 đồng/kg và duy trì mức giá này đến hết tháng 5/2016. Tháng 6/2016, do nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp cùng với giá nguyên liệu như phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới giảm, nên các doanh nghiệp thép đã điều chỉnh giá thép giảm từ 700-1.050 đồng/kg. Từ đầu tháng 7/2016 đến tháng 12/2016, giá bán thép tại các nhà máy cơ bản ổn định.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 12/2016 đến nay, so với tháng 11/2016, giá phôi thế giới tăng khoảng 15-35 USD/tấn, nên các doanh nghiệp đã tăng giá thép từ 600-1.000 đồng/kg tùy từng loại. Theo dự báo, trong tháng 1/2017, tại thị trường trong nước, giá bán lẻ thép xây dựng cơ bản ổn định.

2 tháng đầu năm, nhập khẩu thép các loại tăng 41,9% về trị giá

2 tháng đầu năm, nhập khẩu thép các loại tăng 41,9% về trị giá 2 tháng đầu năm, sản lượng sắt thép thô nhập khẩu tăng 21,4% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa)

Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng sắt thép thô nhập khẩu tăng 21,4% so với cùng kỳ, đạt 838,7 nghìn tấn; thép thanh, thép góc tăng 7,1% so với cùng kỳ, đạt 722,2 nghìn tấn; thép cán tăng 35,4% so với cùng kỳ, đạt 1.002,8 nghìn tấn.

Trong tháng 2, sản lượng sắt thép thô nhập khẩu tăng 41,2% so với cùng kỳ, ước đạt 409,1 nghìn tấn; sản lượng thép thanh, thép góc tăng 14,9% so với cùng kỳ, ước đạt 348 nghìn tấn; sản lượng thép cán nhập khẩu tăng 45,6% so với cùng kỳ, ước đạt 493,6 nghìn tấn.

Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có thể đáp ứng một nửa nhu cầu của thị trường, nhưng sắt thép trong nước vẫn phải cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Do đó, Bộ Công Thương đã ban hành liên tiếp các biện pháp tự vệ tạm thời để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với hai mặt hàng này sau các biện pháp tự vệ tạm thời. Theo đó, phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế suất nhập khẩu là 21,3% trong vòng 1 năm, từ ngày 22/3/2017 đến 21/3/2018. Vào các năm tiếp theo, thuế suất này sẽ lần lượt giảm về 19,3% và 17,3%. Và thuế suất sẽ về 0% từ 22/3/2020 trở đi.

Giá cát xây dựng tăng vọt do đâu?

Cát Tây Ninh, Đồng Nai tăng giá do thiếu hụt

Theo chủ một vựa cát lớn bên sông Sài Gòn tại phường An Phú Đông, quận 12, lượng cát cung ứng từ địa bàn miền Tây có dấu hiệu giảm xuống và giá tăng liên tục từ sau khi Chính phủ có chủ trương hạn chế các dự án nạo vét tận thu cát. Chủ vựa cát này cho biết: “Hiện vựa của tôi phải mua thêm cát Dầu Tiếng, Tây Ninh mới đủ cung ứng cho khách hàng. Tuy nhiên, giá cát Dầu Tiếng cũng tăng khá cao, hiện giá cát bê tông (cát xây) đã lên đến 450.000 đồng. Trước đây giá cát Dầu Tiếng chỉ khoảng 300.000 đồng”.

Nhiều chủ vựa cát ở quận 12 khẳng định, nguồn cát từ sông Đồng Nai hiện rất khan hiếm và hầu như không có cát sạch. Một chủ vựa cát lớn ở địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12 nói: “Trước đây cát sông Đồng Nai nổi tiếng sạch đẹp nên rất hút hàng. Tuy nhiên, gần 1 năm nay, cát sạch Đồng Nai rất ít, chỉ có cát san lấp do các đơn vị nạo vét tận thu cung cấp. Song lượng cát từ dự án nạo vét tận thu trên sông Đồng Nai hiện cũng còn rất ít. Có thể do nguồn cát từ Đồng Nai cũng ít dần nên các nguồn cung cấp cát khác nhân cơ hội này đẩy giá lên cao”.

Là chủ doanh nghiệp từng nạo vét tận thu cát ở sông Đồng Nai, ông T., xác nhận, hiện dự án của đơn vị đã dừng hoạt động. Theo ông T., trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện nay chỉ còn 1 dự án nạo vét tận thu cát đang hoạt động ở khu vực gần sông Thị Vải. Tuy nhiên, vì chất lượng không cao nên giá bán tại chỗ cát nạo vét chỉ khoảng 200.000 đồng/m3. Sau khi sàng lọc, làm sạch, cát được bán cho các vựa với giá khoảng 400.000 đồng/m3.

Giá cát xây dựng tăng vọt do đâu? Hoạt động khai thác cát vẫn diễn ra nhộn nhịp trên sông Tiền

Cát miền Tây không giảm nhưng giá vẫn tăng

Trao đổi với phóng viên, nhiều nhà thầu xây dựng ở Tp.HCM cho rằng, hiện nay thị trường cát xây dựng ở thành phố phụ thuộc chính vào nguồn cát từ các tỉnh miền Tây. Cần khảo sát xem nguồn cung này có thật sự thiếu hụt hay không, hay các đơn vị cung cấp cát lợi dụng việc dừng các dự án nạo vét tận thu để tăng giá.

Về vấn đề này, ông Đ., chủ doanh nghiệp có nhiều sà lan chở cát từ các tỉnh miền Tây cung cấp cho địa bàn Tp.HCM khẳng định, từ khi Chính phủ có chủ trương dừng các dự án nạo vét tận thu cát, giá cát mua tận gốc bắt đầu tăng. Ông Đ. nói thêm: “Mấy ngày nay, cát có dấu hiệu khan hiếm dần. Hiện cát xây đã tăng gần 100.000 đồng/m3. Hôm nay, lượng cát công ty chúng tôi gom được rất ít. Một số đơn vị cung cấp nói “hết cát” và nhiều khả năng họ tăng giá lên nữa”.

Khi tìm hiểu, phóng viên nhận thấy, giá cát xây dựng không chịu nhiều ảnh hưởng bởi việc dừng các dự án nạo vét tận thu cát. Cát từ các dự án nạo vét chủ yếu dùng cho san lấp do đây là cát tạp nhiều bùn. Hơn nữa, các dự án nạo vét, tận thu khối lượng cát không lớn bằng các dự án khai thác cát. Chẳng hạn, như trên sông Tiền, đoạn đi qua tỉnh Đồng Tháp, tính đến tháng 3/2017 vẫn còn 18 giấy phép khai thác cát với khối lượng đến 8,9 triệu tấn/năm. Trong khi, tại thời điểm đó, tỉnh chỉ có 1 dự án nạo vét, tận thu đang hoạt động với khối lượng chỉ vài trăm ngàn tấn mỗi năm. Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho rằng, khối lượng cát từ dự án nạo vét, tận thu trên địa bàn tỉnh không đáng kể so với các dự án khai thác cát được cấp phép đang hoạt động.

Nên khảo sát nhu cầu sử dụng cát

Là người có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của các dự án khai thác cát ở khu vực ĐBSCL, TS Dương Văn Ni cho rằng, nên khảo sát nhu cầu sử dụng cát ở các địa bàn quan trọng, đặc biệt là các thành phố lớn như Tp.HCM. Từ đó, xem xét lượng cát được khai thác trên các lưu vực sông hiện có đủ nguồn cung cho thị trường không. Từ đó có hướng giải quyết hợp lý. Ngoài ra, cũng nên xem xét lại việc dùng cát san lấp mặt bằng một cách ồ ạt như hiện nay. Vì về mặt kỹ thuật xây dựng, có nhiều giải pháp có thể lựa chọn mà không cần phải san lấp cát nhiều. Trong khi đó, những tác động tiêu cực từ các dự án nạo vét, tận thu cát lẫn dự án khai thác cát là rất lớn và khó lường.

Nhiều nhà thầu xây dựng ở Tp.HCM cho biết, sau khi Chính phủ có chủ trương dừng các dự án nạo vét, tận thu cát, giá cát tăng vọt là điều bất thường. Vì đúng ra, thị trường cát phải phụ thuộc vào các dự án khai thác cát chứ không phải các dự án nạo vét luồng sông có tận thu cát.

Giá vật liệu xây dựng ít có biến động

Cụ thể, tại các công ty xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, giá bán xi măng được giữ vững. Trong tháng 12/2016, giá bán lẻ xi măng cơ bản ổn định. Hiện nay, giá bán xi măng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động từ 1.050.000 đến 1.550.000 đồng/tấn. Giá bán tại các tỉnh miền Nam dao động từ 1.460.000 đến 1.850.000 đồng/tấn. Giá xi măng xuất khẩu tại Hòn Gai trong 15 ngày đầu tháng 12/2016 tương đối ổn định so với tháng 11/2016 ở mức 46,5 USD/tấn. Giá clinker xuất khẩu là 30 USD/tấn FOB Cẩm Phả.

Giá vật liệu xây dựng ít có biến động Hiện nay, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng cơ bản ổn định

Với mặt hàng thép, từ đầu tháng 12/2016 đến nay, giá thép xây dựng trong nước tăng theo biến động của thị trường thế giới. Giá phôi thép tăng khoảng 25 - 45 USD/tấn. Giá chào bán phôi CIS vào khoảng 410 USD/tấn FOB Biển Đen. Giá chào bán phôi thép CFR Đông Á khoảng 410 - 430 USD/tấn.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2016 tăng nhẹ so với tháng trước. Cụ thể, tháng 12, sản xuất được khoảng 600 nghìn tấn thép, giảm khoảng 56 nghìn tấn. Sản lượng thép tiêu thụ giảm khoảng 81 nghìn tấn so với tháng trước đó, ước đạt khoảng 738 nghìn tấn. Sản lượng thép sản xuất cả năm 2016 tăng khoảng 1,32 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 8,02 triệu tấn. Sản lượng thép tiêu thụ cả năm 2016 tăng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, đạt 8 triệu tấn.

Hiện, giá bán thép đầu nguồn tại một số nhà máy tăng khoảng 100 - 300 đồng/kg tùy từng chủng loại. Giá bán ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 11.600 - 14.000 đồng/kg. Giá bán tại các tỉnh miền Nam dao động ở mức 11.700 - 14.500 đồng/kg.

Thị trường xi măng được bổ sung thêm 6,8 triệu tấn/năm

Thị trường xi măng được bổ sung thêm 6,8 triệu tấn/năm Cơ cấu sản lượng xi măng năm 2016

Trong đó, 2 dây chuyền thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai tại Nhà máy xi măng Đô Lương (huyện Đô Lương, Nghệ An), với công suất 4,5 triệu tấn. Dây chuyền 1 được đưa vào vận hành 17/10/2016, dây chuyền 2 được đưa vào vận hành 9/11/2016. Dây chuyền 1 Nhà máy xi măng Long Sơn (Thanh Hóa) thuộc Công ty TNHH Long Sơn có quy mô công suất 2,3 triệu tấn/năm.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam thống kê, tổng lượng sản xuất toàn ngành xi măng trong năm qua đạt 77,1 triệu tấn. Trong đó, sản lượng xi măng do Vicem sản xuất chiếm 35%, khối địa phương - Tập đoàn tư nhân chiếm 36% và khối liên doanh chiếm 29%.

Năm 2016, trong tổng lượng 60 triệu tấn xi măng tiêu thụ nội địa, Vicem tiêu thụ 21,3 triệu tấn, khối địa phương - Tập đoàn tư nhân gần 22 triệu tấn và khối liên doanh tiêu thụ 17,5 triệu tấn.

Dẫn đầu về sản lượng xi măng tiêu thụ là khu vực miền Bắc với 24,8 triệu tấn, tiếp theo là miền Nam với 21,5 triệu tấn và miền Trung với 13,5 triệu tấn.

Năm 2017, nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa ước đạt từ 65 - 66 triệu tấn. Dự báo, từ nay đến năm 2020, mỗi năm nhu cầu sẽ tăng từ 5-6 triệu tấn. Như vậy đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước là khoảng 80 - 82 triệu tấn. Trong khi, các dự án đã đưa vào vận hành sản xuất của toàn ngành xi măng có tổng công suất thiết kế là 88 triệu tấn.

Tp.HCM tính "trục xuất" các nhà máy xi măng khỏi thành phố

Trên đây là ý kiến của ông Ngô Minh Lãng, Phó TGĐ Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Quy hoạch vật liệu xây dựng (VLXD) Tp.HCM năm 2020, định hướng 2030 tổ chức tại Sở Xây dựng Tp.HCM vào sáng 21/4.

Ông Lãng cho rằng, phương án di dời tất cả nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng và chỉ thành lập các kho trung chuyển mà Sở Xây dựng đề xuất là không khả thi. Bởi mỗi năm, thành phố phải sử dụng đến 4,8 triệu tấn xi măng để phục vụ công trình xây dựng. Trong khi đó, hầu hết các mỏ đá vôi lại nằm ở các tỉnh miền Bắc. Gần Tp.HCM thì chỉ có hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước nhưng tại hai địa phương này, muốn khai thác phải đào xuống lòng đất tốn nhiều chi phí trong khi chất lượng lại kém.

Tp.HCM tính "trục xuất" các nhà máy xi măng khỏi thành phố
Trạm nghiền xi măng Phú Hữu của công ty Xi măng Hà Tiên ở Tp.HCM

Ngoài ra nếu chuyển 4,8 triệu tấn xi măng thành phẩm từ miền Bắc vào miền Nam thì chỉ có thể sử dụng đường thủy và cần tới 22 tàu chuyên dụng với phí đầu tư lên tới 1 triệu USD. “Trên thực tế hiện nay chỉ có một doanh nghiệp là Công ty CP Xi măng Nghi Sơn có cảng biển chuyện dụng và 5 tàu với công suất 10 tấn trở lên” - ông Lãng cho biết.

Cũng theo ông Lãng, nếu áp dụng cách làm như trên thì chi phí vận chuyển bị đội thêm 400.000 đồng/tấn, giá thành bị tăng lên khiến người dân TP tốn gần 1.000 tỉ đồng/năm.

Ông Lãng cho biết thêm, hiện Tp.HCM chưa có cảng chuyên dụng với ống hút bụi cho nên việc vận chuyển nguyên liệu làm xi măng chỉ nhập vào cảng Cát Lái. Chưa kể quy trình bốc dỡ từ xà lan bằng cần cẩu bình thường làm bụi bay mù mịt, gây ô nhiễm.

Vì vậy, ông Lãng đề xuất thay vì “trục xuất” các nhà máy sản xuất, thành phố nên áp dụng công nghệ hiện đại kiểm soát ô nhiễm bụi và đưa các xe chuyên dụng vận chuyển xi măng từ nhà máy vào các công trình.

Có mặt tại hội nghị, ông Trần Trọng Tuấn, GĐ Sở Xây dựng Tp.HCM, đánh giá cao những ý kiến của ông Lãng và cho biết trong tuần tới sẽ đến trực tiếp một số nhà máy sản xuất xi măng ghi nhận tình hình thực tế. Trên cơ sở đó Sở sẽ có những điều chỉnh phù hợp trước khi có kết luận chính thức về Quy hoạch ngành sản xuất, phân phối VLXD ở Tp.HCM.

Hiện Tp.HCM có 8 doanh nghiệp sản xuất xi măng với 9 trạm nghiền, trong đó có 3 nhà máy không hoạt động trong khu công nghiệp. Sở Xây dựng thành phố đề xuất, tất cả đều không được hoạt động trong thành phố mà phải dời ra các tỉnh lân cận.

Năm 2016, Việt Nam nhập 22 triệu tấn sắt thép Trung Quốc

Năm 2016, Việt Nam nhập 22 triệu tấn sắt thép Trung Quốc
Trong nước đang gặp khó khăn không nhỏ do lượng thép nhập khẩu tràn vào quá nhiều. Ảnh: Anh Đức

Trong năm 2016, kim ngạch thép xuất khẩu các loại chỉ khiêm tốn ở mức 3,9 tỷ USD, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng so với năm ngoái; Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỉ USD; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỉ USD.

Các chuyên gia cho rằng, điều đáng chú ý là nhập khẩu của ngành thép trong năm 2016 tăng mạnh so với năm trước, cả với các mặt hàng mà Việt Nam còn dư khả năng sản xuất như phôi thép (nhập khẩu là hơn 1,1 triệu tấn); thép hợp kim nhập khẩu hơn 8,1 triệu tấn; tôn mạ và sơn phủ màu hơn 1,8 triệu tấn, tăng 30,7% so với năm 2015 và chiếm tới trên 50% thị phần nội địa; trong đó có khoảng 1,9 triệu tấn thép dài có thể đã được sử dụng như thép xây dựng thông thường...

Hiện tại, Trung Quốc là nước dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu thép vào Việt Nam với gần 10 triệu tấn, chiếm gần 60% lượng thép nhập khẩu.

Báo cáo tổng kết từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, tổng các loại sản phẩm thép sản xuất năm 2016 của Việt Nam chỉ đạt 17,5 triệu tấn. Về xuất khẩu, sắt thép, Việt Nam vấp phải hàng chục vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước từ Canada, Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan,... Các sản phẩm thép nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN và Hoa Kỳ.

Trước việc thép nhập khẩu ồ ạt, tháng 3/2016, Bộ Công thương đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế tự về lần lượt là 15,4% đối với thép dài và 23,3% đối với phôi thép.

Nhưng thép ngoại đã tìm được cách lách khác khi nhanh chóng kê khai mặt hàng thép dây cuộn (hay còn gọi là thép cuộn - một trong những sản phẩm thuộc đối tượng áp thuế tự vệ thương mại) sang mã HS khác.

Theo thống kê, trước khi Bộ Công thương áp thuế tự vệ, thép dây cuộn nhập khẩu được kê khai vào mã 7227.90.00 là thép cuộn hợp kim có chứa nguyên tố Bo hoặc Titan hoặc Crom,… để hưởng thuế 0%. Sau khi áp thuế tự vệ, lượng nhập khẩu thép cuộn mã này giảm mạnh do bị áp thuế tự vệ 15,4%. Trong 10 tháng của năm 2016, lượng nhập chỉ bằng 58% so với cả năm trước đó.

Hơn một nửa lượng thép Việt Nam nhập khẩu là từ Trung Quốc

Hơn một nửa lượng thép Việt Nam nhập khẩu là từ Trung Quốc Trong 2 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ (Ảnh: Internet)

Tổng cục Hải quan cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu sắt thép đạt gần 2,74 triệu tấn, trị giá hơn 1,49 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng sắt thép tăng gần 50% về trị giá, nhưng chỉ tăng 0,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam với hơn 1,53 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này chỉ tăng khoảng 8% về lượng nhưng tăng xấp xỉ 62% về trị giá. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với 304.000 tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 57% về giá trị và tăng 18% về lượng.

Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 18,4 triệu tấn sắt thép, tổng kim ngạch 8,02 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 59% tổng lượng thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 55,5% tổng trị giá, đạt 10,9 triệu tấn, trị giá hơn 4,5 tỷ USD.

Trước tình trạng nhập khẩu thép năm 2016, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo nẳm 2017, ngành sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Một số sản phẩm như thép cuộn cán nóng trong nước chưa sản xuất được buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

Brazil điều tra chống bán phá giá ống thép hàn của Việt Nam

Sản phẩm bị điều tra có mã HS 7306.40.00 và 7306.90.20 do nguyên đơn là 2 doanh nghiệp: Công ty Marcegaglia do Brasil Ltda và Công ty Aperam Inox Tubos Brasil Ltda.

Được biết, biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 18,0%, Thái Lan là 19,1% và Malaysia là 26,4%. Giai đoạn điều tra (POI) phá giá từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016. Thiệt hại từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2016.

Brazil điều tra chống bán phá giá ống thép hàn của Việt Nam
Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 18,0%

Cơ quan điều tra Brazil cho hay, các bên liên quan có thời hạn 20 ngày để đăng ký tham gia vụ việc (dự kiến 15/5/2017). Thời hạn để trả lời Bản câu hỏi là 30 ngày kể từ ngày nhận và có thể xin gia hạn tối đa thêm 30 ngày.

Tất cả các bên liên quan có 70 ngày để nêu ý kiến về việc sử dụng nước thay thế tính giá trị thông thường (dự kiến 3/7/2017). Nếu các bên có Đại diện tư vấn pháp lý thì đại diện này có 91 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra (dự kiến 24/7/2017).

Việc Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá một lần nữa cho thấy hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước của các quốc gia nhập khẩu ngày càng tăng.

Ngành thép phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu. Hiện, ngành thép bị áp thuế chống bán phá giá từ nhiều quốc gia như Canada, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Từ năm 2007 đến nay, đã có khoảng 30 vụ kiện đối với thép Việt Nam xuất khẩu. Trong đó, có 4 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ, 4 vụ kiện chống trợ cấp và 18 vụ kiện chống bán phá giá từ rất nhiều nước như: Canada, Hoa Kỳ, EU, Úc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Thổ Nhĩ  Kỳ, Ấn Độ.

Điều này đã dẫn đến việc xuất khẩu thép sang một số nước trong 5 tháng đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015 (về lượng: Thái Lan giảm 29,3%, Malaysia giảm 30,2%, Campuchia giảm 12,3%,...).

Tháng 1/2017, kim ngạch sắt thép nhập khẩu tăng 30%

Tháng 1/2017, kim ngạch sắt thép nhập khẩu tăng 30% Đến hết tháng 1/2017, mặt hàng sắt thép đã có kim ngạch nhập khẩu đạt 710 triệu USD

Trong tháng 1 vừa qua, trong khi phải bỏ tới 710 triệu USD để nhập khẩu 1,3 triệu tấn sắt thép, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta chỉ thu về 148 triệu USD.

Được biết, kim ngạch sắt thép nhập khẩu năm 2016 tăng 7,3% so với năm 2015, ước tính đạt 8 tỉ USD. Các thị trường cung cấp sắt thép chính cho Việt Nam trong năm 2016 là Trung Quốc (55,1%), Nhật Bản (14,6%), Hàn Quốc (12,8%) và Đài Loan chiếm 8,9% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm. Việt Nam tiếp tục nhập khẩu mạnh sắt thép như trước đó.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, việc nhập khẩu lượng lớn thép từ Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa sản phẩm thép Việt. Do đó, để cứu ngành thép trong nước, Bộ Công Thương đã áp dụng các biện pháp tự vệ với các loại thép nhập khẩu bằng việc áp thuế 14,2% với thép dài và 23,3% với phôi thép.

Ngăn chặn hành vi gian lận thương mại trong nhập khẩu thép

Ngăn chặn hành vi gian lận thương mại trong nhập khẩu thép
Có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu bằng cách khai không đúng mã số hàng hóa

Biện pháp tăng cường quản lý mặt hàng thép nhập khẩu xuất phát từ phản ánh của Hiệp hội Thép Việt Nam có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu bằng cách khai không đúng mã số hàng hóa.

Nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận thương mại trên, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan địa phương thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc lấy mẫu phân tích, giám định, kiểm tra thực tế hàng hóa và chứng nhận chất lượng thép nhập khẩu. Giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu để giám định, kiểm tra chuyên ngành, không để xảy ra trường hợp mẫu được gửi đi phân tích, giám định không phải là hàng hóa thực nhập.

Đồng thời, thực hiện lấy mẫu lại để phân tích, giám định đối với các lô hàng thép nhập khẩu có dấu hiệu sai lệch về kết quả kiểm tra, giám định chuyên ngành, báo cáo Tổng cục Hải quan đối với các trường hợp này, trong đó nêu rõ dấu hiệu, lý do và đề xuất phương án thực hiện.

Ngoài ra, tổ chức kiểm tra, theo dõi thường xuyên CBCC được giao thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với CBCC thực hiện không đúng quy định.

Theo Quyết định 2968/QĐ-BCT ngày 18/7/2016 của Bộ Công Thương về áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian áp dụng mức thuế tự vệ đối với thép dài là 15,4% (đến ngày 21/3/2017) và đối với phôi thép là 23,3%, nhưng qua theo dõi tình hình nhập khẩu, Hiệp hội Thép Việt Nam nhận thấy có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ bằng cách khai chuyển mã số HS bị áp thuế sang các mã không bị áp thuế.

Quyết định 2968/QĐ-BCT cũng nêu rõ, từ ngày 22/3/2017 đến 21/3/2018, mức thuế tự vệ đối với thép dài và phôi thép lần lượt là 13,9% và 21,3%.

Tp.HCM: Giá cát xây dựng tăng 60%

Tp.HCM: Giá cát xây dựng tăng 60%
Giá cát xây dựng tại Tp.HCM đang tăng chóng mặt

Theo khảo sát của VnExpress tại các cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) Tp.HCM, giá cát xây dựng đang tăng “chóng mặt”.

Cách đây một tháng, giá cát xây tô ở mức 160.000 đồng một m3, cát san lấp 150.000 đồng, cát bê tông 220.000 đồng, thì nay giá đã tăng 40-60%. Theo đó, cát xây tô đang có giá 250.000 đồng một m3, cát san lấp giá 200.000 đồng, đặc biệt cát bê tông tăng mạnh nhất lên 450.000 đồng một m3.

Là chủ một cửa hàng VLXD tại xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh), anh Bảy cho biết, cửa hàng liên tục nhập cát nhưng không có nhiều hàng để bán. Cửa hàng phải báo giá lại, thậm chí hoãn nhiều đơn hàng vì không có đủ lượng. Đặc biệt, các loại cát hiện xấu hơn trước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận mua với giá cao ngất ngưởng.

Chị Huệ, chủ cửa hàng ở Bình Hưng (Bình Chánh) cũng cho hay, vì hàng khan hiếm nên dù khách sẵn sàng chấp nhận giá cao, công ty chị cũng không dám nhận hết tất cả đơn đặt hàng từ nhiều công ty lớn.

Anh Thành, chủ cửa hàng VLXD ở quận 9 cũng cho biết, chưa năm nào giá cát lại tăng mạnh như năm nay. Dù mỗi ngày công ty xuất 7.000-8.000m3 nhưng vẫn không đủ cho các đơn hàng đã đặt trước đó. Nhiều hợp đồng phải hủy do khách hàng cho rằng công ty đã đẩy giá lên, nhưng kỳ thực cát trên thị trường không có nhiều. Gần đây, vì giá cát thay đổi liên tục nên công ty phải cử nhân viên túc trực riêng chỉ để trả lời điện thoại và cập nhật giá thay đổi trên website.

Về nguyên nhân giá cát tăng cao, nhiều chủ cửa hàng lý giải do cơ quan quản lý siết chặt vì thời gian qua có quá nhiều đơn vị khai thác cát lậu. Ngoài ra, nguồn hàng trong nước đẩy ra nước ngoài nhiều dẫn đến tình trạng khan hiếm và giá bị đội lên cao.

Anh Bảy giải thích thêm: “Đáng chú ý, cát ở Tp.HCM đa phần lấy từ Đồng Nai, trong khi đó, sau vụ các đơn vị khai thác trái phép cát trên sông Đồng Nai bị bắt khiến nguồn hàng không còn dồi dào. Mặt khác nhiều đơn vị khai thác giảm công suất nên nguồn hàng eo hẹp”.

Số liệu của liên Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho thấy, tháng 3, giá cát xây dựng bán ra tại các cửa hàng thuộc trung tâm một số huyện tại tỉnh này nằm trong khoảng 250.000-305.000 đồng một m3. Đặc biệt, tại huyện Trảng Bom, giá cát lên đến 360.000 đồng một m3.

Tập đoàn Hòa Phát tiếp nhận dự án thép tỉ đô

Được biết, Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư khoảng 60.000 tỉ đồng với công suất thiết kế 4 triệu tấn thép/năm. Đây là dự án được thực hiện chế biến thép theo công nghệ lò cao khép kín mà Tập đoàn Hòa Phát hiện đang triển khai ở một dự án tương tự tại tỉnh Hải Dương.

Tập đoàn Hòa Phát tiếp nhận dự án thép tỉ đô
Sau 10 năm triển khai, chủ đầu tư mới của Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất là Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: Tử Trực

Dự án được chia làm 2 giai đoạn với thời gian hoàn thành dự kiến là 4 năm. Theo đó, giai đoạn 1 của dự án có công suất là 2 triệu tấn thép/năm, thời gian hoàn thành 2 năm kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư. Giai đoạn của dự án 2 có công suất 2 triệu tấn thép dẹp/năm với thời gian hoàn thành là 18 tháng sau khi hoàn thành giai đoạn 1. Nhà máy thép này được triển khai trên khu đất có tổng diện tích hơn 372ha.

Dự kiến khi hoàn thành, dự án sẽ cho doanh thu khoảng 2 tỉ USD/năm, đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 4.000 tỉ đồng mỗi năm sau khi hoạt động hết công suất và tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động. Dự án được phép hoạt động trong thời hạn 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.

Đây là một dự án lớn được Tập đoàn Hòa Phát đề xuất trên cơ sở kế thừa dự án Khu liên hợp thép Guang Lian Dung Quất được triển khai 10 năm nhưng vẫn đình trệ cho đến nay.

Trước đó, như thông tin phản ánh trên Báo Người Lao Động, Dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất được cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2006 với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 1 tỉ USD. Sau đó, Tập đoàn E-United hợp tác với Tycoons cùng thực hiện và nâng vốn của dự án này lên 3 tỉ USD. Sau tổng cộng 5 lần điều chỉnh giấy phép, vốn đầu tư cho dự án cũng được điều chỉnh từ 1 tỉ USD lên 4,5 tỉ USD.

Vào tháng 3/2012, Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) quyết định liên doanh với Công ty Guang Lian xây dựng nhà máy thép này. Tuy nhiên khi nhận thấy dự án không khả thi, đến cuối năm 2014 JFE tuyên bố thoái lui khỏi dự án. Đến tháng 9/2016, sau khi thanh tra, xét thấy chủ đầu tư dự án không đủ khả năng thực hiện dự án nên chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đề nghị xử lý chấm dứt hoạt động sau 10 năm cấp phép đầu tư xây dựng dự án này.

Áp thuế bán phá giá tạm thời với thép chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc

Áp thuế bán phá giá tạm thời với thép chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc Thép chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế bán phá giá tạm thời là 36,33%

Theo đó, những mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) có mã HS 7228.70.10, 7216.33.00, 7228.70.90 sẽ phải chịu thuế bán phá giá tạm thời từ 29,40% - 36,33%.

Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép chữ H của Trung Quốc hợp tác với cơ quan điều tra sẽ chỉ phải chịu mức thuế từ 29,40% - 36,18%. Còn các nhà sản xuất khác thì sẽ chịu mức thuế cao nhất là 36,33%.

Trước đó, vào tháng 7/2016, trước tình trạng sản phẩm nhập khẩu cản trở đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm cả Hồng Kông.

Được biết, Công ty TNHH Posco SS Vina yêu cầu điều tra hành vi bán phá giá (POI) sản phẩm thép hình chữ H và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước từ ngày 01/4/2015 đến 31/3/2016. Theo Posco SS Vina, lượng thép hình chữ H nhập khẩu vào Việt Nam ước tính tăng gần 60% so với trước và tăng liên tục 03 năm gần đây.

Đến ngày 19/7/2016, Cục Quản lý cạnh tranh đã có công văn số 826/QLCT-P2 xác nhận hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định của Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Sau đó, Bộ Công Thương ra quyết định số 3599/QĐ-BCT gia hạn thời hạn ra quyết định điều tra thêm 30 ngày.

Sản lượng xi măng trong quý I/2017 tăng 3,8%

Sản lượng xi măng trong quý I/2017 tăng 3,8%
Sản xuất xi măng trong quý I /2017 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước

Cụ thể, các doanh nghiệp khối liên doanh sản xuất được 4,59 triệu tấn; các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) sản xuất được 4,74 triệu tấn; khối doanh nghiêp địa phương - tập đoàn sản xuất được 5,08 triệu tấn.

Riêng tháng 3/2017, lượng sản xuất toàn ngành đạt khoảng 6,62 triệu tấn, tăng khoảng 2,8 triệu tấn so với tháng 2/2017. Trong đó, khối Liên doanh sản xuất đạt 1,91 triệu tấn, Vicem đạt 2,21 triệu tấn, khối doanh nghiệp địa phương - tập đoàn đạt 2,5 triệu tấn.

Tình hình tiêu thụ xi măng trong nước trong quý I ước đạt 12,91 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2016; lượng tiêu thụ nội địa của khối Liên doanh đạt 3,8 triệu tấn, của Vicem đạt 4,59 triệu tấn và của khối các doanh nghiệp địa phương - tập đoàn dạt 4,52 triệu tấn.

Riêng tháng 3/2017, tổng lượng tiêu thụ nội địa toàn ngành xi măng đạt khoảng 6,27 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng khoảng 2,44 triệu tấn, tương ứng tăng 64% so với tháng 2/2017.

Lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 3 tại các thị trường như sau: miền Bắc tiêu thụ 2,59 triệu tấn; miền Trung tiêu thụ 1,46 triệu tấn và miền Nam tiêu thụ 2,22 triệu tấn.

Xu hướng mới của gạch xây dựng trong năm 2017

Xu hướng mới của gạch xây dựng trong năm 2017 Xu hướng gạch xây dựng đang biến đổi cả về màu sắc, hình dạng và kích thước

Hiệp hội Gạch Công nghiệp (BIA) của Mỹ cho biết, gạch tam giác cũng đang là loại gạch phổ biến cho những ngôi nhà một tầng có mái hiên rộng hay những ngôi nhà mang kiểu dáng trang trại hiện đại.

Giám đốc điều hành BIA, Ray Leonhard cho hay, gạch xây dựng vẫn tiếp tục phát triển linh hoạt và ngày càng thẩm mỹ hơn.

Theo Giám đốc tiếp thị và bán lẻ của General Shale, Dawn Henning, việc sử dụng gạch màu trắng, màu ngà, xám nhạt ngày càng phổ biến để bổ sung cho các dự án xây dựng đã sử dụng gạch tối màu truyền thống. Gạch mỏng là loại được sử dụng nhiều ở mọi nơi trên thế giới.

Công ty Acme Brick cho biết, gạch xây dựng đã có nhiều biến đổi về màu sắc, hình dạng và kích thước. Màu sắc của gạch có xu hướng nhạt hơn và gạch màu trắng đang được tìm kiếm nhiều nhất. Ngoài ra, gạch mỏng, gạch men, gạch đất sét có kích thước đa dạng cũng được sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn.

Từ 22/3, áp dụng thuế tự vệ nhập khẩu mới với thép dài và phôi thép

Từ 22/3, áp dụng thuế tự vệ nhập khẩu mới với thép dài và phôi thép Mức thuế tự vệ mới áp dụng từ ngày 22/3/2017 đến ngày 21/3/2018 (Ảnh: Internet)

Cụ thể, các mặt hàng thép dài có mã 7213.10.00; 721420.41; 7214.20.31; 7227.90.00; 9811.00.00; 7228.30.10 sẽ chịu thuế tự vệ là 13,9%.

Các mặt hàng phôi thép thuộc các mã 7207.11.00; 7207.20.99; 7224.90.00; 7207.19.00; 7207.20.29 sẽ chịu thuế tự vệ là 21,3%.

Trước đó, theo Quyết định 2968/QĐ-BCT, mức thuế tự vệ đối với phôi thép áp dụng từ ngày 18/7/2016 đến ngày 21/3/2017 là 23,3% và với thép dài là 15,4%.

Mức thuế tự vệ mới này được xem là cơ hội để các doanh nghiệp thép trong nước phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của mình.

Đá tự nhiên: Giải pháp sinh thái cho công trình bền vững

Đá tự nhiên: Giải pháp sinh thái cho công trình bền vững
Phiến đá tự nhiên tạo ra ít ảnh hưởng tiêu cực nhất với môi trường

Việc sản xuất đá tự nhiên không cần sử dụng những vật liệu nhân tạo, hóa chất hay lò đốt nhiên liệu hóa thạch. Do đó, lượng CO2 thải ra môi trường được giảm đáng kể. Chính vì vậy, đá tự nhiên là một lựa chọn tuyệt vời cho mọi công trình.

Phiến đá tự nhiên có thể được sử dụng để làm lớp cách nhiệt, cách âm, thiết kế tường chịu lửa và là vật liệu phủ để cố định tòa nhà.

Khoảng cách giữa lớp vỏ và lớp cách điện tạo không gian giúp không khí lưu thông. Khí nóng trong khoang khi tăng lên sẽ được thoát ra ngoài, tạo thành một chu trình thông gió liên tục.

Ngoài ra, các phiến đá tự nhiên còn tạo nên một vẻ đẹp vượt thời gian cho các công trình xây dựng.

Chính phủ yêu cầu rà soát, tăng cường quản lý vật liệu xây dựng

Chính phủ yêu cầu rà soát, tăng cường quản lý vật liệu xây dựng Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý vật liệu xây dựng

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng phải tăng cường quản lý vật liệu xây dựng theo đúng quy hoạch, bám sát nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngành xây dựng cũng cần tập trung hơn nữa trong việc tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh. Bộ Xây dựng cần lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm để tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.

Với các doanh nghiệp ngành xây dựng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong năm 2017; các doanh nghiệp chủ động cơ cấu lại sản phẩm, nguồn vốn, tăng cường quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh.

Nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng không nung chung cảnh "chết đứng"

Gần 5 năm trước, theo dõi thị trường BĐS, người viết cùng một nhóm phóng viên có dịp đến dự lễ khởi công dây chuyền sản xuất gạch không nung của anh chủ doanh nghiệp tên Sáu tại Hải Dương.

Lễ khởi công có sự tham dự của nhiều cơ quan, ban ngành và được diễn ra rất tưng bừng. Thời gian này, với đặc tính thân thiện với môi trường, VLXD không nung được đánh giá là vật liệu của tương lai với nhiều triển vọng phát triển rất tốt… Anh Sáu tràn trề hy vọng vào lĩnh vực kinh doanh này.

Một thời gian dài sau đó, tôi gọi điện hỏi thăm anh Sáu về sự phát triển của nhà máy, thì anh than thở rằng dây chuyền gạch không nung hàng chục tỷ đồng của anh giờ đang "chết đứng". Những tưởng anh chỉ than quá lên, nhưng phóng viên thực sự sững sờ khi về thăm nhà máy của anh.

Anh Sáu không quên dặn dò: "Nếu có chụp hình, nhà báo đừng lấy biển tên công ty" khi dẫn người viết đi một vòng thăm dây chuyền sản xuất gạch không nung giờ đã trở thành đống sắt vụn vì bị bỏ không gần 5 năm trời. Anh than thở: “Thật không biết nói sao cho vừa, chúng tôi như bị bỏ rơi nhà báo ạ! Khi Nhà nước kêu gọi đầu tư phát triển VLXD không nung, chúng tôi phấn khởi lắm vì được hỗ trợ, nhưng sau thì không có sân chơi và còn nhiều khó khăn khác”. Anh Sáu cũng cho biết, anh có 5 người bạn đầu tư làm VLXD không nung, thì cả 5 đều có chung cảnh ngộ.

Nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng không nung chung cảnh "chết đứng" Sau 5 năm, dây chuyền sản xuất gạch không nung của anh Sáu chỉ là đống sắt vụn

Trong một hội nghị về VLXD không nung, vật liệu xanh cho công trình, sau khi chia sẻ câu chuyện này với ông Phạm Văn Bắc, Phó vụ trưởng Vụ VLXD, Bộ Xây dựng thì ông cho biết: “Cơ quan chức năng không bỏ rơi doanh nghiệp, có chăng là các doanh nghiệp đầu tư tràn lan, mà không nắm rõ được thị trường, đặc tính khách hàng”.

Ông Bắc cũng thừa nhận, đến nay, sau gần 7 năm thực hiện chương trình phát triển VLXD không nung theo phê duyệt của Chính phủ, so với công suất thiết kế, việc tiêu thụ sản phẩm này vẫn còn chậm.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình đầu tư lĩnh vực VLXD không nung, năm 2014, VLXD không nung có tổng công suất thiết kế đạt khoảng 5 tỷ viên (quy tiêu chuẩn); trong đó, gạch nhẹ đạt 0,9 tỷ viên, gạch bê tông đạt 4,1 tỷ viên. Năm 2015, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 6,5 tỷ viên; trong đó, gạch nhẹ đạt 0,9 tỷ viên, gạch bê tông đạt 5,6 tỷ viên. Đến năm 2016, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 7 tỷ viên; trong đó, gạch nhẹ khoảng 1 tỷ viên, gạch bê tông đạt công suất 6 tỷ viên.

Hiện tại, có 3 dây chuyên sản xuất tấm Acotec trên toàn quốc. Ngoài 3 chủng loại sản phẩm chính trên, VLXD không nung còn có các sản phẩm khác như tấm tường thạch cao, tấm tường bê tông rỗng, tấm 3D, đá chẻ, gạch đá ong, VLXD không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, gạch silicát, phế thải công nghiệp... Tuy nhiên, chỉ có tấm tường thạch cao được sản xuất và sử dụng rộng rãi. Các chủng loại khác có thị trường nhỏ và các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đầu tư. Sản lượng tấm tường sản xuất năm 2014, 2015 và 2016, cả nước có 3 dây chuyền, tổng công suất đạt 35 triệu m2/năm.

Số liệu của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra, từ năm 2014 đến nay, duy nhất chỉ có tấm tường thạch cao là cung - cầu cân đối. Các sản phẩm gạch bê tông, gạch nhẹ có lượng tồn kho từ năm 2014 - 2016 lần lượt là 1,3 tỷ viên và 0,39 tỷ viên.

Các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, thậm chí, nhiều doanh nghiệp sản xuất không đạt công suất thiết kế do việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2014 - 2016, sản lượng tiêu thụ vật liệu không nung tăng qua từng năm đã phần nào kích thích các doanh nghiệp đầu tư nhưng không đáng kể.

Số liệu điều tra của Bộ Xây dựng cho thấy, tình hình sản xuất gạch xi măng đã từng bước tăng trên phạm vi toàn quốc, mạnh hơn ở các tỉnh phía Bắc. Có nhà máy đã phát huy 100% công suất. Tuy nhiên, gạch bê tông bọt sản xuất rất chậm dù công suất đầu tư của các dây chuyền không cao.

4 tháng đầu năm, thị trường VLXD ổn định, đảm bảo cân đối cung

Cũng theo Bộ Xây dựng, sản xuất, tiêu thụ xi măng và các loại VLXD chủ yếu (sứ vệ sinh, gạch ốp lát, vôi công nghiệp, kính xây dựng) đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu, giá cả duy trì bình ổn.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ đạt 32,3% kế hoạch, ước đạt khoảng 25,94 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ. Trong đó, tiêu thụ nội địa tăng 9% so với cùng kỳ, đạt khoảng 20,79 triệu tấn; xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ do ảnh hưởng của chính sách thuế, đạt khoảng 5,15 triệu tấn. Tồn kho trong tháng 4/2014 khoảng 3,2 triệu tấn, chủ yếu là clinker và tương đương với khoảng 15-16 ngày sản xuất.

4 tháng đầu năm, thị trường VLXD ổn định, đảm bảo cân đối cung - cầu
Thị trường VLXD bảo đảm cân đối cung - cầu

Trong 4 tháng đầu năm, lượng sản xuất gạch ốp lát cả nước ước đạt 182 triệu m2, bằng 106% so với cùng kỳ năm 2016; kính xây dựng ước đạt 63 triệu m2 (QTC), bằng 95% so với cùng kỳ năm 2016; sứ vệ sinh bằng 107% so với cùng kỳ năm 2016, ước đạt 4 triệu sản phẩm.

Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ như sau: Giá trị sản xuất kinh doanh trong 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 34.791 tỷ đồng, bằng 28,4% so với kế hoạch năm 2017, trong tháng 4 ước đạt 10.401 tỷ đồng.

Cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp và VLXD (kể cả VICEM) ước thực hiện trong tháng 4 đạt 4.620 tỷ đồng, trong 4 tháng đạt 15.292 tỷ đồng, bằng 30,4% so với kế hoạch năm 2017. Giá trị xây lắp trong tháng 4 đạt 3.694 tỷ đồng, trong 4 tháng đạt 11.807 tỷ đồng, bằng 27,2% so với kế hoạch năm 2017. Giá trị sản xuất kinh doanh khác trong tháng 4 đạt 1.975 tỷ đồng, trong 4 tháng đạt 7.307 tỷ đồng, bằng 26,4% so kế hoạch năm 2017. Giá trị tư vấn trong tháng 4 đạt 112 tỷ đồng, trong 4 tháng đạt 385 tỷ đồng, bằng 28,1% so kế hoạch năm 2017.

Miễn áp dụng biện pháp tự vệ một số sản phẩm thép nhập khẩu

Miễn áp dụng biện pháp tự vệ một số sản phẩm thép nhập khẩu

Một số sản phẩm thép nhập khẩu được miễn áp dụng biện pháp tự vệ. Ảnh minh họa

Trước đó, tại Quyết định số 2968 ban hành ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương đưa ra nhóm các sản phẩm thép dài và phôi thép có một trong số các đặc điểm sau được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ: Phôi thép không có mặt cắt nganh hình chữ nhật (kể cả hình vuông), chiều rộng lớn hơn 2 lần chiều dày, kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày <100mm hoặc >180mm; Thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14mm; Phôi thép chứa một trong các nguyên tố các hàm lượng phần trăm (%) thuộc các phạm vi: Si>0,60%; C>0,37%; Cr>0,60%; Cu>0,60%; Ni>0,60%; Thép chứa một trong các nguyên tố chứa hàm lượng phầm trăm (%) thuộc phạm vi: Si>0,60%; C>0,37%; Cr>0,60%; Cu>0,60%; Ni>0,60%.

Các cá nhân, tổ chức nhập khẩu các mặt hàng phôi thép và thép dài kể trên để được miễn áp dụng biên pháp tự vệ, khi nhập khẩu hàng hóa cần cung cấp cho cơ quan hải quan các giấy tờ phù hợp để chứng minh hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các tiêu chí được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ như trên.

Ngày 9/11/2016, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản hướng dẫn việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với phôi và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Tại công văn này, Bộ đã có hướng dẫn chi tiết và giải thích rõ Tiêu chuẩn Việt Nam về thép thanh tròn trơn do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (TCVN 1651-1:2008) được áp dụng cho các sản phẩm ở dạng cuộn, dạng thẳng và các sản phẩm được nắn thẳng. Nhưng công văn này mới chỉ đề cập đến tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1:2008 đối với thép cốt bê tông, trong khi đó Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các mác thép khác phục vụ cho ngành sản xuất chế tạo cơ khí và lĩnh vực khác phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quy định.

Do đó, trong văn bản lần này, Bộ Công Thương đã hướng dẫn chi tiết dòng sản phẩm thứ 3 được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ kể trên. Cụ thể, đối với sản phẩm thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14mm sẽ được hiểu là thép tròn trơn bao gồm cả dạng cuộn và dạng thẳng, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14mm.

Nhôm ép của Việt Nam bị tăng biên độ phá giá tại Úc

Nhôm ép của Việt Nam bị tăng biên độ phá giá tại Úc Nhôm ép của Việt Nam bị Úc tăng biên độ phá giá gần gấp đôi so với Malaysia. Ảnh minh họa

Tuy nhiên biên độ phá giá sơ bộ mà ADC ấn định cho Việt Nam cao hơn gần gấp đôi so với Malaysia,.

Cụ thể, nếu trước đây các bị đơn Việt Nam có hợp tác trong quá trình điều tra bị áp từ 8,5-13,9% thì nay là từ 6,9-17.5%. Trong khi đó mức dành cho các bị đơn không hợp tác lên đến 34,9%, thay cho mức cũ là 34,2%.

VCA, cho biết mức thuế tạm nộp nói trên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 23/3/2017 và kéo dài cho đến khi ADC ban hành kết luận cuối cùng.

Hiện ADC cũng chưa đưa có kết luận nào về việc sản phẩm nhôm ép của Việt Nam có nhận được trợ cấp từ Chính phủ hay không trong vụ kiện kép chống trợ cấp và chống bán phá giá, vốn được khởi xướng từ hồi tháng 8/2016.

Giá cát "sốt nóng": Nhà thầu đứng ngồi không yên

Giá cát tăng chóng mặt

Chưa đầy 1 tháng trước, giá cát tại Tp.HCM chỉ dao động từ 150.000-250.000 đồng/m3. Cụ thể, giá cát bê tông khoảng 250.000 đồng/m3, cát xây tô ở mức 190.000 đồng/m3, thấp nhất là cát san lấp với giá 150.000 đồng/m3.

Tuy nhiên đến nay, giá cát tăng chóng mặt đã khiến các đại lý vật liệu xây dựng và các nhà thầu xây dựng ngỡ ngàng.

Theo khảo sát của Đầu tư BĐS, giá cát san lấp đã lên tới 230.000 đồng/m3, giá cát xây tô hiện ở mức 400.000 đồng/m3, riêng giá cát bê tông đã tăng gấp đôi lên mức 450.000 đồng/m3. Tình trạng tăng giá cát đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong vai người đi mua cát, khi đến các cửa hàng vật liệu xây dựng, phóng viên đều nhận được câu trả lời là do nguồn cung khan hiếm.

Một chủ cửa hàng giải thích: “Vì rất khan hiếm nên nếu có nhu cầu mua cát thì nên mua ngay chứ để một thời gian nữa giá sẽ càng lên. Do các điểm được cấp phép khai thác, nạo vét bị tạm dừng để rà soát lại, các cơ quan chức năng cũng mạnh tay hơn với cát tặc nên nguồn cung giảm đi nhiều. Nhiều khi không có hàng để nhập em ạ”.

Chúng tôi tìm đến một số vựa cát tại Đồng Nai để tìm hiểu có đúng cát khan hiếm như lời các cửa hàng nói hay không. Tuy nhiên, các chủ bãi ở đây đều không mấy mặn mà với khách.

Một lái xe chuyên chở cát tại bến cho biết: “Họ đang găm hàng đấy. Vì theo họ giá cát sẽ còn tăng trong nay mai nên từ đầu tháng đến nay, chủ các bãi ở đây không vội vàng đẩy hàng đi”.

Giá cát "sốt nóng": Nhà thầu đứng ngồi không yên
Giá cát xây dựng đang tăng chóng mặt

Trước hiện tượng giá cát "sốt nóng" trong thời gian gần đây, một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân một phần là do nguồn cung thiếu hụt bởi tình trạng khai thác cát trái phép đã bị ngăn chặn, song việc thiếu hụt này chưa đến mức khiến giá "sốt". Nhiều khả năng đây là hiện tượng đầu cơ.

Nhà thầu điêu đứng

Thời điểm hiện tại đang là giai đoạn cao điểm của ngành xây dựng, các mặt hàng như cát, gạch, xi măng, thép… luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhưng việc giá cát hiện nay đang tăng chóng mặt là điều bất thường và khiến nhiều nhà thầu đứng ngồi không yên.

Theo các doanh nghiệp, giá cát đang "làm khó" cả chủ cửa hàng lẫn nhà thầu go phải đáp ứng những đơn khách đặt hàng từ trước đó.

Một chủ thầu trên đường Lê Văn Việt (quận 9) cho hay, trong một công trình, cát chiếm 40-60% khối lượng. Việc giá cát tăng đột biến và ngày càng khan hiếm đã tác động không nhỏ tới tiến độ công trình và lợi nhuận của nhà thầu.

Chủ thầu này cho biết, khi giá cát bắt đầu tăng, tôi đã thương lượng lại với chủ nhà về thỏa thuận ban đầu. Tuy nhiên, chủ công trình không đồng ý thay đổi giá toàn bộ mà chỉ chia sẻ nên nếu tình trạng này kéo dài, không những không có lời, mà còn có thể phải bù lỗ.

Tương tự, anh Hoàng Văn Thái, một nhà thầu xây dựng dân dụng tại quận Gò Vấp cũng chia sẻ, những nhà thầu nào đang thi công dở các công trình lớn mà được đảm bảo giá  và nguồn cung ổn định thì còn đỡ. Còn các nhà thầu nhỏ với những công trình trung bình và nhỏ thì điêu đứng do giá cát tăng vọt.

Anh Thái than thở: "Biến động của giá cát hiện nay khiến chúng tôi trở tay không kịp. Không thể thiếu cát khi trộn vữa bê tông và đây cũng là công đoạn không thể dừng của mọi công trình xây dựng. Với sự tăng giá chóng mặt của cát như hiện nay, các công trình sẽ phải đội thêm chi phí ít nhất 10%. Với tình thế này, khi đã ký hợp đồng trọn gói với chủ đầu tư, nhà thầu nhỏ xác định thi công đủ vốn, thậm chí lỗ".

Về giải pháp ứng phó, chúng tôi đề cập đến việc tìm nguồn vật liệu thay thế, nhưng đại diện các nhà thầu đều “lắc đầu”.

Một nhà thầu tại quận Thủ Đức cho biết, giá cát nhân tạo vốn đã rất cao, không phải là lựa chọn phổ biến cho những công trình trung bình và nhỏ. Hơn nữa, với các công trình đang thi công, vì tính an toàn và đồng bộ nên việc thay thế vật liệu là điều cực kỳ tối kỵ.

Trong khi giá cát biến động mạnh, thì giá những vật liệu khác không biến động nhiều. Tại các cửa hàng vật liệu ở khu vực quận 10, Tp.HCM, giá đá đen 295.000 đồng/m3, gạch ống ở mức 1.120-1.250 đồng/viên, xi măng 75.000-90.000 đồng/50kg...

Tiếp nhận hồ sơ rà soát chống bán phá giá đối với thép không gỉ

Tiếp nhận hồ sơ rà soát chống bán phá giá đối với thép không gỉ
Việt Nam hiện vẫn nhập khẩu một lượng lớn thép không gỉ. Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 5/9/2014, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ, gồm: Indonesia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan. Ngày 29/4/2016, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất của vụ việc.

Theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, sau 1 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, một hoặc nhiều bên liên quan đến vụ việc có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định tiến hành rà soát trên cơ sở bên đề nghị cung cấp các bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải thực hiện rà soát.

Cục Quản lý cạnh tranh thông báo chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Các doanh nghiệp và bên liên quan có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo mẫu hồ sơ yêu cầu rà soát.

Phạm vi đề nghị rà soát có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế; biên độ bán phá giá đối với một hoặc một số doanh nghiệp cụ thể; thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Thống kê cho thấy, lượng sắt thép nhập khẩu các loại trong tháng 1/2017 đạt 1,23 triệu tấn, giảm 14,9% so với cùng tháng 1/2016 với trị giá 664 triệu USD, tăng 21,5%. Được biết, Việt Nam nhập khẩu sắt thép các loại chủ yếu từ các quốc gia như: Hàn Quốc đạt hơn 175 nghìn tấn, tăng 27,6%, Trung Quốc đạt 679 nghìn tấn, giảm 23,1%... so với cùng kỳ năm ngoái.

So với cùng kỳ năm 2016, sản lượng sắt thép nhập khẩu giảm tới 224.048 tấn, tương đương mức giảm khoảng 25%, nhưng tổng giá trị kim ngạch lại tăng 34 triệu USD, tương đương mức tăng 11%.

Mức giá sắt thép nhập khẩu trung bình từ Trung Quốc trong tháng 1 vừa qua đạt 505 USD/tấn, tăng khoảng 48% so với mức giá trung bình của tháng 1/2016 (chỉ đạt 342 USD/tấn).

Thép mạ nhập khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Thép mạ nhập khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam

Cụ thể, các mặt hàng sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá có mã sản phẩm là: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91.

Theo đó, sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị áp thuế nhập khẩu bổ sung từ 3,17% đến 38,34%. Một số nhà sản xuất/xuất khẩu của Hàn Quốc bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 19%.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.

Được biết, thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Trước đó, ngày 01/9/2016, Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ ngày 16/9/2016 đến hết ngày 13/01/2017 đối với một số sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc (gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.

Trong tháng 4, lượng xuất khẩu xi măng và clinker tăng 6,7%

Trong tháng 4, lượng xuất khẩu xi măng và clinker tăng 6,7%
Lượng xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng 4 tăng 6,7%

Cụ thể, trong tháng 4, Việt Nam xuất khẩu được 1.924.283 tấn xi măng và clinker, thu về 67.408.406 USD; tăng 6,7% về lượng và tăng 7,6% về trị giá.

Tính chung 4 tháng đầu năm, lượng xi măng và clinker xuất khẩu được đạt 6.723.359 tấn, trị giá thu về đạt 235.073.896 USD. So với cùng kỳ năm 2016, lượng xi măng và clinker xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 12,8% về lượng và tăng 7,9% về trị giá.

Trong 4 tháng đầu năm, 2 thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam vẫn là Bangladesh và Phillippines; trong đó, thị trường Phillippines chiếm tỷ trọng hơn 32% tổng trị giá xuất khẩu của toàn ngành, Bangladesh chiếm xấp xỉ 37%. Tiếp đó là các thị trường như: Sri Lanka, Mozambique, Peru, Đài Loan, Malaysia, Lào, Campuchia và Úc.

Ngành thép lãi lớn vì được bảo hộ?

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép vừa có một năm thành công. Phần lớn các doanh nghiệp thép có lợi nhuận khá tốt. Một trong những nguyên nhân được cho là nhờ biện pháp phòng vệ thương mại cho một số mặt hàng thép xây dựng và phôi thép trong nước của Bộ Công Thương, từ đó hạn chế được thép giá rẻ Trung Quốc nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Lợi nhuận tăng đột biến

Theo báo cáo niên độ tài chính 2015-2016 của Tập đoàn Hoa Sen, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng ngoạn mục so với năm trước. Cụ thể, doanh thu của tập đoàn đạt 17.894 tỉ đồng, vượt 25% kế hoạch, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm gần 40% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.504 tỉ đồng, tăng khoảng 130% so với niên độ trước. Đến hết năm 2016, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen chiếm hơn 30% thị phần tôn mạ và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, được tiêu thụ tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Còn Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát công bố tổng doanh thu năm 2016 đạt gần 34.000 tỷ đồng tăng 34%, lợi nhuận sau thuế đạt 6.600 tỉ đồng, tăng 89% so với năm 2015. Tính từ khi thành lập tập đoàn thì đây là năm Hòa Phát có doanh thu và lợi nhuận cao.

Không chỉ các doanh nghiệp thép tốp đầu lãi lớn mà ngay cả các doanh nghiệp có thị phần nhỏ cũng có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng. Đơn cử, Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC lãi sau thuế năm 2016 đạt 368 tỉ đồng. Đây là kết quả đột phá so với mức lỗ gần 196 tỉ đồng năm 2015. Lợi nhuận tăng đột biến cũng được ghi nhận tại Công ty CP Thép Việt Ý với 73 tỉ đồng, trong khi năm 2015 doanh nghiệp này lỗ gần 52 tỉ đồng. Công ty CP Thép Dana - Ý cũng báo lãi gấp 2,5 lần so với năm 2015, đạt 24,5 tỉ đồng.

Ngành thép lãi lớn vì được bảo hộ?
Doanh nghiệp sản xuất thép có kết quả kinh doanh đột biến trong năm 2016. Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA, đánh giá, năm 2016 là một năm rất thuận lợi với kết quả kinh doanh rất khả quan của ngành thép. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trong đó, ông Sưa cho rằng, chủ yếu vẫn là do nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tốt làm gia tăng nhu cầu sử dụng thép. Một nguyên nhân nữa là Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ với các loại thép nhập khẩu, như việc áp thuế 23,3% với phôi thép và 14,2% với thép dài, đã điều kiện giúp các doanh nghiệp trong nước gia tăng tiêu thụ, sản xuất. Ngoài ra, trong năm qua, giá thép thế giới cũng như trong nước tăng liên tục cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho giá rẻ lãi lớn.

Tự vệ - tự... hại!

Liên quan đến vấn đề lợi nhuận của một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là nhờ chính sách áp dụng thuế phòng vệ thương mại của cơ quan quản lý, một số doanh nghiệp nhập khẩu thép cho rằng các chính sách đều có tính 2 mặt nhưng nên cân nhắc để có lợi cho cả nền kinh tế.

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thép Khương Mai nhận xét, việc áp dụng chính sách phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép giúp một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thu lợi nhuận nhưng người tiêu dùng lại phải mua thép giá cao. Đặc biệt, sau khi áp thuế phòng vệ, giá thép tăng lên khiến các ngành sản xuất có thép là nguyên liệu đầu vào cũng gặp khó khăn bởi chi phí tăng, nhất là các ngành cơ khí, xây dựng…

Còn với một số mặt hàng doanh nghiệp thép trong nước chưa sản xuất được, việc áp thuế phòng vệ thương mại lại gián tiếp ảnh hưởng đến các ngành khác khiến giá bị đội lên, khó cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp trong nước sản xuất được, đủ cung cấp thì nên hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, ông Đinh Công Khương cho rằng, chính sách của cơ quan quản lý nên cân nhắc để có lợi cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành chứ không chỉ riêng ngành thép.

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐTV Công ty Thép Việt đánh giá, mặc dù cuối năm 2016, Việt Nam áp dụng biện pháp áp thuế tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn nhưng một số nhà nhập khẩu đã `lách` quy định, nhập khẩu thép cuộn theo mã hàng khác để trốn tránh thuế tự vệ. Vì vậy, tính chung cả năm, lượng thép cuộn nhập khẩu vẫn tăng gấp đôi so với năm 2015. Năm nay, nếu các chính sách phòng vệ thương mại được thực thi hiệu quả sẽ hỗ trợ nhiều cho sản xuất trong nước, doanh nghiệp thép trong nước sẽ phát triển được.

Khó tăng trưởng mạnh

Dự báo về sản xuất thép trong năm 2017, ông Nguyễn Văn Sưa cho rằng ngành vật liệu xây dựng, tôn, thép sẽ có nhiều cơ hội tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức. Bởi lẽ, ngành thép đã tăng trưởng khá cao trong năm 2016 rồi nên kỳ vọng tăng nữa sẽ khó nếu bản thân các doanh nghiệp trong nước không cố gắng vượt bậc. Đó là chưa kể, giá cả thế giới rất khó đoán, đồng thời các nước cũng đang mạnh tay hơn trong việc điều tra, chống bán phá giá thép của các doanh nghiệp xuất khẩu.

VSA cho biết, năm 2017, ngoài việc tiếp tục tham gia góp ý, phản biện chính sách cho ngành thép, phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất thép trong nước, hiệp hội cũng sẽ đẩy mạnh theo dõi diễn biến thị trường nguyên liệu và bán thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thép trong nước.